Giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của quả Quýt đường
Quýt đường chứa đựng một kho các chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời nó rất giàu khoáng chất và vitamin, nhiều nhất là vitamin C. Hàm lượng dưỡng chất có trong Quýt đường rất cao. Nếu mang 100gr Quýt đường so với 100gr Lê ta dễ dàng nhận thấy:
- Hàm lượng protein của Quýt đường gấp 9 lần quả Lê
- Hàm lượng canxi của Quýt đường gấp 5 lần quả Lê
- Hàm lượng photpho của Quýt đường gấp 5.5 lần quả Lê
- Hàm lượng vitamin B1 của Quýt đường gấp 8, vitamin B2 gấp 3, vitamin C gấp 10 lần quả Lê
- Quýt đường chứa thành phần chống oxy hóa, có thể nâng cao khả năng miễn dich, chống lại sự phát triển của u bướu.
Ngoài ra Quýt đường còn có khả năng giúp cơ thể chống lại tia bức xạ từ máy tính. Do chứa nhiều vitamin A và beta Carotin nên Quýt đường có khả năng sản sinh rào cản bảo vệ khỏi tia bức xạ gây hại. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng có trong quả Quýt đường còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt giúp cân bằng chức năng trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt rất tốt cho người già mắc bệnh tim.
Ngoài ra vỏ và hạt Quýt đường cũng có rất nhiều công dụng:
– Chữa hói và gàu: Nếu bạn bị gàu hãy lấy một vỏ Quýt nghiền nát và cho vào nước sôi đang nấu, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Kế đến bạn lược lại và vắt bã. Trước khi gội đầu khoảng 30 phút bạn lấy nước vừa hãm thoa đều lên chân tóc, để yên như vậy trong vòng 30 phút. Bạn cứ làm như thế 2-3 lần mỗi tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp.
– Chữa nhức đầu: Bạn dùng vỏ Quýt để xông mặt sẽ làm giảm các cơn đau đầu, khó chịu.. Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ Quýt để chế biến nhiều món ăn giúp phòng tránh tốt các bệnh về gan, đặc biệt bệnh viêm gan. Sở dĩ vỏ Quýt tốt cho sức khỏe là bởi vì nó chứa nhiều tinh dầu có khả năng loại trừ hàm lượng cholesterol gây hại cho cơ thể.
– Trị viêm tuyến sữa: Bệnh này thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Để điều trị bệnh này dứt điểm bạn làm theo hướng dẫn sau, bạn lấy 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảo trộn với nhau cho đều rồi cho vào nước sôi hãm trong 30 phút, sau đó lọc lấy nước bỏ bã (có thể dùng thay nước uống mỗi ngày).
– Chữa ho: Bạn lấy 5gr vỏ Quýt khô cho vào 500ml nước đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, bạn bỏ thêm vào vài lát gừng và đường đỏ, sau đó dùng khi còn nóng. Nếu không có vỏ Quýt khô bạn có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, thay đường đỏ bằng đường trắng bỏ vào đun sôi cũng có công dụng làm tan đờm và bớt ho.
– Trị say xe: Nếu bạn thuộc nhóm người hay say tàu xe tốt nhất trước khi đi lên các phương tiện này bạn nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi. Lưu ý bóp dập vỏ Quýt làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra. Sau khi lên tàu, xe bạn vẫn tiếp tục ngửi vỏ Quýt bóp dập để cảm giác nôn ói không còn quay trở lại. Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có công dụng giúp sảng khoái tinh thần, giảm cảm giác nôn, ói, khó chịu mỗi khi bị say tàu, xe.
– Tạo cảm giác ngon miệng: Bạn hoặc thành viên gia đình đang rơi vào tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng. Bạn chỉ cần lấy vỏ Quýt băm nhuyễn nấu cùng với nước sôi, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Mỗi lần uống chỉ dùng 1/3 ly nước hãm ấm, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
Những lưu ý khi chọn và bảo quản quýt đường
- Khi mua quýt đường, bạn không nên chọn những quả da căng nhưng ít đàn hồi. Khi cầm cảm thấy cứng và không mềm tay, vì đây là những quả còn non hoặc ít nước.
- Đừng chọn trái quá to hay quá căng mọng quá vì đây là những trái đã bị bón nhiều đạm khi gieo trồng, không thơm và ít ngọt hơn.
- Nên chọn quả quýt đường có độ rám một chút, có độ đàn hồi, không bị dập nát, cuống còn tươi, không bị rụng cuống.
- Không nên chọn quả có mùi hắc.
- Trước khi ăn, bạn nên ngâm trong nước muối khoảng 30 phút để hạn chế hóa chất tồn dư có trong quýt.
- Cách bảo quản: Có thể ngâm quýt trong nước muối loãng, sau đó vớt ra, để ráo cho vào túi buộc chặt. Hay cũng có thể gói quýt trong túi nhựa có lỗ rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng quýt đường
- Quýt chứa nhiều axit và vitamin C, K nên các loại thuốc có thành phần sulfa, spironolactone hay dược phẩm bổ sung kali, thì tuyệt đối không được ăn quýt.
- Những người mới phẫu thuật đường tiêu hóa (dạ dày, ruột), ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả quýt cũng phải thận trọng. Bởi tính axit cao nên không ăn quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
- Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, khiến bạn tiết nhiều dịch đờm hơn.
- Không nên ăn quýt sau khi ăn củ cải vì dễ gây ảnh hưởng xấu cho tuyến giáp.
- Không dùng vỏ quýt để hãm trà vì một số loại đã được ngâm chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe.
- Không nên ăn quýt trước bữa cơm và khi đói, bởi quýt chứa axit dễ làm tổn thương dạ dày.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quýt đường Hiếu Liêm”