Đường phèn là đường gì?
Trong khoa học đường phèn có tên gọi là Saccharose hay còn được biết đến với cái tên như là băng đường, C12H22O11 là công thức của đường phèn trong hóa học. Giống như một số loại đường phổ biến và thông dụng khác như đường kính, đường phổi hay đường cát, thì đường phèn cũng được làm từ củ cải đường hay từ nước của cây mía.
Bên trong đường phèn có chứa hàm lượng Saccharose và một số các nguyên tố vi lượng làm giúp quá trình phân giải Saccharose thành và fructose và glucose được diễn ra nhanh hơn. Vì đường phèn có vị ngọt thanh, mang lại cảm giác dễ chịu nên đường phèn được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt Nam.
Tác dụng của đường phèn
- Đường phèn có tác dụng tốt trong hệ hô hấp như: trừ đờm, chữa ho, nhuận phế quản,… sử dụng cho một số chứng bệnh như cổ họng bị đau rát, ho khan có đờm, viêm phế quản.
- Vị ngọt mát, thanh dịu được sử dụng trong các món ăn như làm bánh, làm nước ngọt, nấu các loại chè, làm kẹo,… Pha các loại nước uống giải nhiệt vào mùa hè,…
- Nhờ vào lượng glucose mà trong đường phèn có giúp cho cơ thể chúng ta được nạp thêm năng lượng, giảm giải tỏa các cơn căng thẳng, sự mệt mỏi, nâng cao tinh thần qua các món ăn thức uống được chế biến để giải nhiệt vào mùa hè có dùng đến đường phèn.
- Khi chưng rễ cây đậu bắp với đường phèn sẽ tạo ra bài thuốc giúp bổ thận sinh tinh
Bài thuốc trị ho trong dân gian từ đường phèn
- Chưng đường phèn với cánh hoa hồng tươi để uống và trị ho khi thời tiết thay đổi
- Pha đường phèn kết hợp với vài lát gừng tươi và cùng với nước đun sôi để trị cảm mạo khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Mang đường phèn đun cùng với vỏ quýt, để khi bị ho khan ra đờm do thay đổi thời tiết khí hậu
- Cho đường phèn, gạo nếp, hạt sen, nhân sâm nấu thành cháo để bồi bổ dưỡng khí huyết.
- Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Chưng đường phèn cùng với hoa cúc để giúp cho huyết áp giảm
- Nấu chưng đường phèn với gừng tươi,táo tàu để trị viêm đường hô hấp,cảm, ho do thời tiết thay đổi.
- Chưng cách thủy đường phèn với hoa điệp, rồi phơi sương, uống thuốc vào buổi sáng sớm để trị viêm họng, trị bệnh ho dai dẳng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đường Phèn Sạch Cô Vân”